Quy định pháp luật về giải thể doanh nghiệp

Với tốc độ thành lập doanh nghiệp tăng nhanh một cách đáng kể là tín hiệu đáng mừng trong nền kinh tế nước ta. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng cao khốc liệt buộc các doanh nghiệp không ngừng cải tiến để thích ứng kịp thời, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng phải giải thể doanh nghiệp.

Giải thể doanh nghiệp thực chất đó là việc chấm dứt có điều kiện sự tồn tại, hoạt động của doanh nghiệp theo ý chí của doanh nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Doanh nghiệp muốn được giải thể phải thuộc các trường hợp được giải thể và đảm bảo các tiêu chuẩn như luật định:

Lam-thu-tuc-chia-tach-sap-nhap-doanh-nghiep

Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
 

a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Việc giải thể chỉ đươc tiến hành khi Doanh nghiệp bảo đảm thanh toán toàn bộ các khoản nợ bao gồm nợ người lao động, nợ nhà cung ứng, nghĩa vụ thuế với nhà nước và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 tại  Điều 201, điều 202, điều 203, điều 204, điều 205 cho thấy một số ưu điểm nổi bật của giải pháp giải thể doanh nghiệp như sau:

Thứ nhất, giải thể doanh nghiệp là giải pháp lựa chọn mang tính chủ động về phía doanh nghiệp.

Thứ hai: Để chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp thì ngoài giải pháp giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể lựa chọn phương án phá sản.Thủ tục giải thể doanh nghiệp bản chất chỉ là thủ tục hành chính, thời gian giải quyết một vụ giải thể có thể sẽ ngắn và thủ tục cũng đơn giản. Tuy nhiên phá sản lại là thủ tục tư pháp, sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ của doanh nghiệp, toà án sẽ ra quyết định, cho nên thời hạn thủ tục giải quyết một vụ phá sản thường dài hơn, rườm rà và phức tạp hơn. 

coong-ty-dich-vu-ke-toan-giai-the-dn

Thứ ba, trường hợp doanh nghiệp không giải thể mà thực hiện thủ tục phá sản thì người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản không được tham qua quản lý ở doanh nghiệp khác. Nếu có hành vi cố ý vi phạm quy định này thì sẽ bị Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm .Trong khi đó, nếu doanh nghiệp chọn giải pháp giải thể doanh nghiệp thì sau khi doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể, chủ doanh nghiệp bị giải thể có thể tiếp tục được thành lập doanh nghiệp khác và  được tham gia quản lý một doanh nghiệp này. Đây là một trong những ưu điểm rất lớn của giải pháp giải thể doanh nghiệp.

Là một nhà kinh doanh, doanh nghiệp cũng giống như một đứa con tinh thần và mang lại giá trị, sẽ không ai muốn thanh lập doanh nghiệp ra rồi lại đi giải thể nó. Tuy nhiên, trong kinh doanh cạnh tranh của thị trường hiện nay thì rủi ro luôn thường trực và có những giai đoạn doanh nghiệp nhiều lần bên bờ vực căng go, giải thể đôi khi là một sự lựa chọn, hướng đi có lợi hơn là tiếp tục hoạt động. Nhận thức được điều đó, Webketoan chúng tôi rất muốn mang đến cho doanh nghiệp giải pháp hỗ trợ, giúp doanh nghiệp thực hiện mau chóng,theo hướng có lợi nhất và tuân thủ theo trình tự thủ tục pháp lý để tiến hành giai đoạn giải thể.  


Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn về dịch vụ này nhé!

CÔNG TY CP DỊCH VỤ WEBKETOAN

☎️ 1900 636701 - (028) 9999 7989
? info@webketoan.com.vn
? 37 Hoàng Văn Thụ, P. 15, Q. Phú Nhuận, TP. HCM